Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Entry 2_ Dương Hằng


ITEM 1: Bias in Media




Analysis:
Man usually stereotyped as strong because they always go out of their home while woman usually stereotyped as weak because they always be in home to take care of family and to cook. But both of them can be strong or weak. It depends on the ability and characteristics of a person. This can be known as a common stereotype.

Type of bias: Stereotype

ITEM 2: Bias in Research

Nauy: không có bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của sóng điện thoại và wifi tới sức khỏe


Chúng ta đang sống trong một thế giới công nghệ phát triển không ngừng, mọi thứ dần trở nên nhỏ gọn và dễ mang theo: điện thoại, laptop, máy tính bảng... Đi kèm với sự tiện dụng thì để cập nhật và trao đổi thông tin, chúng ta cũng cần những phương thức kết nối dễ dàng hơn. Mạng di động và tín hiệu Wifi rõ ràng là những chuẩn giao tiếp không thể thiếu. Trừ khi bỏ điện thoại và trốn xuống hầm còn gần như đi đâu chúng ta cũng được bao phủ xung quanh bởi sóng điện từ các trạm phát BTS và tín hiệu radio. Chưa kể khi làm việc trong văn phòng hoặc ở gia đình thì hầu hết tiếp xúc với Wifi là không thể tránh khỏi. Tất nhiên, chúng ta có một mối lo lắng chung là liệu sống trong môi trường như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe. Một đồn năm, năm đồn mười, tam sao thất bản, mọi người truyền tai nhau về ảnh hưởng nọ kia. Gần như không ai biết chính xác liệu thể chất có yếu đi hay không, nhưng mọi người luôn có các phương án đề phòng: hạn chế để điện thoại trong túi quần, tắt Wifi khi không sử dụng, vân vân và vân vân. Tuy nhiên, có thể chúng ta đã lo lắng quá mức cần thiết khi nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nauy chỉ ra chưa có trường hợp nào được ghi nhận suy giảm sức khỏe do tiếp xúc với các tín hiệu không dây hàng ngày.

Kết quả nghiên cứu

Như chúng ta đã biết, các tín hiệu liên lạc không dây giữa các thiết bị đều có bản chất là sóng điện từ ở dải vô tuyến. Không phải là không có cơ sở để nghi ngờ ảnh hưởng của các tín hiệu đó khi mà nhiều nhân viên trực radar và ăng ten lớn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tiếp xúc thường xuyên với cường độ sóng cực mạnh như vô sinh, ung thư, rối loạn nội tiết... Tuy nhiên các chuẩn giao tiếp không dây thông thường có cường độ nhỏ hơn nhiều, thậm chí tín hiệu mạnh nhất trong dải chỉ bằng 1/50 ngưỡng có khả năng tác động lên các mô và tế bào thần kinh.

Một trong những mỗi quan tâm lớn nhất là ảnh hưởng của sóng điện từ ở cường độ thấp như vậy và khả năng bị ung thư ở người thường xuyên tiếp xúc. Nhóm nghiên cứu đã thống kê với nhiều đối tượng khác nhau, nhưng họ không thấy có sự liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại và các khối u não phát triển nhanh. Ngay cả với những người đã sử dụng điện thoại 20 năm nay, họ cũng phát hiện sự thay đổi đáng kể nào.

Tuy có một vài trường hợp được khảo sát bị mắc các bệnh ung thư ở vùng đầu và cổ, nhưng không có cơ sở nào để chỉ ra là do họ sử dụng điện thoại. Ngoài ra, so với trước và sau khi điện thoại di động xuất hiện, tỉ lệ ung thư trong cộng đồng gần như không đổi.

Với cánh nam giới, điều chúng ta theo dõi sát sao nhất là chất lượng tinh binh có bị ảnh hưởng do sóng điện thoại hay không. Rất may câu trả lời là hoàn toàn không. Khả năng sinh sản, hoạt động của tuyến nội tiết và hệ miễn dịch không hề chịu tác động nào do sóng điện thoại hoặc các phương tiện thu phát phổ thông.

Một số người cho rằng khi nghe điện thoại, vùng gần tai bị nóng do tương tác với bức xạ điện từ. Thực sự thì không phải như vậy, hiệu tượng này xảy ra là do pin tỏa nhiệt khi người dùng đàm thoại liên tục. Sóng điện từ cường độ yếu gần như không gây ra tác dụng nhiệt lên da. Trong trường hợp thiết bị di động phát xạ mạnh, hiệu ứng nhiệt trên bề mặt vùng tiếp xúc có thể xảy ra nhưng ở mức độ rất nhỏ. Hơn nữa, lưu thông máu trong cơ thể sẽ cân bằng ảnh hường này.

Về độ chính xác khi tiến hành khảo sát. Nhóm chuyên gia cho biết mức độ sai lệnh trong nghiên cứu là rất nhỏ vì điện thoại di động đã ra đời 20 năm nay và thời gian đó là đủ lâu để tạo ra ảnh hưởng nếu có.

Lời khuyên

Các nhà khoa học cho rằng, một vài hiệu ứng phụ không đáng kể xuất phát từ việc người dùng nhận định do ảnh hưởng của tín hiệu không dây là không có cơ sở rõ ràng. Thay vì không sử dụng hoặc giảm thiểu tiếp xúc, họ nên đến các cơ sở y tế để khám, chuẩn đoán và điều trị cẩn thận như các bệnh khác.

Nhóm nghiên cứu cũng sắp xếp theo thang cường độ phát xạ của các thiết bị thì sóng điện thoại đứng đầu bảng, tín hiệu Wifi là an toàn nhất, bên cạnh đó sóng radio hay các thiết bị thu phát khác cũng được đưa và thang cường độ rất yếu. Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào, các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng không nên quá chủ quan. Họ vẫn nên hạn chế tiếp xúc gần với điện thoại ở mức tối đa, đặc biệt không nên để điện thoại ở các vị trí bị chắn sóng khi mang lâu bên cơ thể, và không sử dụng phụ kiện giảm hiệu quả thu/phát sóng của ăng ten. Nguyên nhân là do khi tín hiệu mạng càng yếu, điện thoại sẽ phát xạ sóng càng mạnh hơn để liên lạc với thiết bị BTS.


ANALYSIS: if we pay attention to the bolded paragraphs, it is obvious that the researchers conclude based on limited knowledge of the facts. We can see clearly that they have no detailed clue about the effect of mobile phone and wi-fi to our health. Besides, in this research, we also realize many terms related to the vague information such as “Gần như không ai biết chính xác”, “không có cơ sở nào”, “không có cơ sở rõ rang”, “chưa có bằng chứng cụ thể nào”.

Type of bias: consumption

ITEM 3: Bias in Politics

Tổng thống Obama xin lỗi vì nhận xét khiếm nhã


Dân Việt - Ngày 5.4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra lời xin lỗi bà Kamala Harris - Tổng chưởng lý bang California, vì đã lỡ lời khen bà có ngoại hình đẹp.


Trong sự kiện gây quỹ tại California hôm 4.4, Tổng thống Barack Obama lên phát biểu sau bà Kamala Harris - Tổng chưởng lý bang California. Hai người vốn là bạn lâu năm của nhau, ông Obama đã khen ngợi bà “là một người tuyệt vời, tận tụy, cứng rắn và chính xác là người mà mọi người trông đợi để giám sát pháp luật, đảm bảo sự công bằng”.
Sau đó, ông nói thêm: “Bà ấy cũng là tổng chưởng lý đẹp nhất nước Mỹ. Đó là sự thật. Bà ấy còn là một người bạn tuyệt vời, là một người ủng hộ tôi nhiệt thành từ rất nhiều năm qua”.
Ngày 5.4, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ đã có buổi nói chuyện với nữ Tổng chưởng lý để xin lỗi về sự “bối rối” gây ra bởi bình luận của mình.
Phát ngôn viên của bà Kamala Harris cho biết bà là người luôn ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Barack Obama nhưng không nói rõ bà có chấp nhận lời xin lỗi của ông không.
Sau phát ngôn bất ngờ của ông Obama về ngoại hình của nữ tổng chưởng lý, các nhà phê bình coi đây là vụ việc như một minh chứng về trở ngại phụ nữ gặp phải tại công sở.
Thư ký báo chí Jay Carney của Nhà Trắng khẳng định: “Tổng thống không hề có ý định hạ thấp những thành quả trong công việc và năng lực của bà Harris. Ông ấy nhận thức đầy đủ những thách thức mà phụ nữ đang tiếp tục phải đối mặt nơi công sở và rằng họ không nên bị phán xét thông qua ngoại hình”.
Dư luận cho rằng mặc dù Tổng thống và bà Harris là bạn thân, ông là người ủng hộ mạnh mẽ vấn đề nữ quyền nhưng lời nhận xét của ông là không phù hợp.


ANALYSIS:  The public opinion about Obama’s comment is a negative judgment without knowledge of the facts because they did not understand that Obama and Harris are old friends and "he did not want in any way to diminish the attorney general's profession, accomplishments and her capabilities." Therefore, I think the public opinion just based on the idea that Obama is a president so he has to fully recognize the challenges women continue to face in the workplace and should not judge them based on appearance.

Type of bias: Prejudice



4 nhận xét:

  1. Hi Hang, I have some comment for your second entry:
    About item 2: I think that the content of this article is related to the title, so what the writer says in the article is not bias. I mean he tries to affirm that there is no scientific evidence to show the effect of mobile phone and wify on our health, and actually he can give reasonable explanation for it. I find it a little bit confusing when you analize: "We can see clearly that they have no detailed clue about the effect of mobile phone and wi-fi to our health." It is true that there is no clue to demonstrate the effect,so what he thinks is true, right? it is just my opinion.
    Furthermore, the bias is called "assumption", not "consumption" :D

    Trả lờiXóa
  2. yep, thanks for your comment, that is my typing mistakes about assumption :"> and about when I analyze that "We can see clearly that they have no detailed clue about the effect of mobile phone and wi-fi to our health." it means that they have no clue that whether mobile phone and wi-fi have bad effect to health or not.

    Trả lờiXóa
  3. Here is my comment for your item 2 in the second entry:

    I don't know whether item 2 is biased or not, but when you suppose that it is assumption, the article will have to show at least one proof. On the contrary, the author used phrases like “Gần như không ai biết chính xác”, “không có cơ sở nào”, “không có cơ sở rõ rang”, “chưa có bằng chứng cụ thể nào”. Therefore, this item shows prejudice rather than assumption because it only provides some negative opinions based on no evidence.

    Trả lờiXóa
  4. Your second entry is quite good. For the first item, I quite like the picture as well as the way you analyze it. However, maybe you come a little bit far when you said “But both of them can be strong or weak. It depends on the ability and characteristics of a person.”. In my opinion, “Man usually stereotyped as strong because they always go out of their home while woman usually stereotyped as weak because they always be in home to take care of family and to cook.” is enough to indicate it is stereotype. For the second item, I wonder if it is assumption or prejudice because there is no evidence mentioned in the research and the author keeps using “không có cơ sở rõ ràng”, “gần như không ai biết chính xác”, “chưa có bằng chứng cụ thể nào”, “không có cơ sở nào”. It’s not based on any specific evidence, just the opinion of the author. Finally, for the third item, I also agree that the public opinion about Obama’s comment is a negative judgment and it is prejudice. I have seen that a lot of people have jumped into a conclusion that Obama’s comment is prejudice. Anyway, congratulate that you do not misunderstand when you indicate the public opinion is prejudice instead of Obama’s comment. Good job, Hang.

    Trả lờiXóa